• SỰ KIỆN KỈ NIỆM 50 NĂM GIẢI PHÓNG HUYỆN LỘC NINH

Quảng cáo cảm xúc – ngôi vương mới lập của ngành quảng cáo

Theo thống kê của IPA data BANK năm 2014 cho thấy trong những năm gần đây quảng cáo cảm xúc có hiệu quả gấp đôi so với những quảng cáo bình thường và nó đang dần trở thành xu hướng trong ngành quảng cáo

Thống kê của IPA được tiến hành trên dữ liệu từ 1400 quảng cáo thành công qua các năm từ 2012 – 2014, cụ thể kết quả cho thấy rằng những quảng cáo cảm xúc có lượng tương tác đạt 31% so với 16% của các quảng cáo thông thường. Điều này chứng tỏ rằng quảng cáo cảm xúc đang dần lên ngôi trong ngành quảng cáo.

Vì sao cảm xúc lại quan trọng trong quảng cáo?

Trung bình mỗi ngày chúng ta trải qua hàng trăm cảm xúc khác nhau và đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về tác động của cảm xúc đối với cuộc sống của con người nói chung và những hành vi trong việc tiếp nhận những thông tin truyền thông nói riêng.

Trong mô hình“ Bánh xe cảm xúc” của Robert Plutchik’s, nó chỉ rõ cho chúng ta thấy sự tương quan giữa hành vi và cảm xúc: Hạnh phúc khiến chúng ta muốn chia sẻ, nỗi buồn khiến chúng ta kết nối và đồng cảm; nỗi sợ hãi khiến chúng ta cần một nơi nương tựa; sự tức giân và bất bình khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ…

Hơn tất cả, từ khởi thủy, khi trí não con người chưa phát triển toàn diện, cảm xúc đã hình thành và bảo vệ con người qua biết bao thời kì tiến hóa khác nhau. Chỉ dựa vào cái gọi là “ linh cảm” và “ cảm giác” mà con người đã biết né tránh những nguy hiểm từ môi trường để tồn tại.

Cảm xúc luôn là thứ tiềm ẩn và là thứ đầu tiên mà não chúng ta nhận biết sau đó mới tới các yếu tố logic. Điều đó lý giải vì sao chúng ta suy nghĩ và phân tích logic cho mọi vấn đề nhưng lại đưa ra quyết đinh bằng cảm xúc.

Nó giống như việc bạn ra siêu thị và giữa hàng ngàn hàng hóa bạn lại mua một vài thứ đơn giản chỉ vì bạn cảm thấy thích nó chứ chẳng cần một sự phân tích logic lý trí nào cả. Quảng cáo cũng vậy, những phân tích logic khô khan sẽ chỉ khiến con người ta ghi nhớ thông tin chứ không mang lại cảm xúc và thúc đẩy con người hành động.